TOLUEN
Dung Môi Đơn
TOLUENE
|
TOLUENE
Toluen, hay còn gọi là mêtylbenzen hay phenylmêtan, là một chất lỏng trong suốt, không hòa tan trong nước.
Toluen là một hyđrocacbon thơm được sử dụng làm dung môi rộng rãi trong công nghiệp.
Tên toluen bắt nguồn từ tên toluol, viết tắt “TOL.” – nhựa cây balsam ở vùng Nam Mỹ. Tên do Jöns Jakob Berzelius đặt.
Là một hyđrocacbon thơm, toluen có khả năng tham gia phản ứng thế ái điện tử. Nhờ có nhóm mêtyl mà độ hoạt động hóa học của toluen trong phản ứng này lớn gấp 25 lần so với benzen.
Vì vòng thơm khá bền nên cần áp suất cao khi tiến hành phản ứng hyđro hóa toluen thành mêtylcyclohexan.
Điều chế
-Từ benzen
C6H6 + Cl2 –> C6H5Cl + HCl
C6H5Cl + CH3Cl + 2Na –> C7H8 + 2NaCl cách khác là:
C6H6 + CH3Cl/AlCl3–>C7H8 +HCl
Tinh chế
Toluen có thể tinh chế bằng cách sử dụng các hợp chất như CaCl2, CaH2, CaSO4, P2O5 hay natri để tách nước. Ngoài ra, kỹ thuật chưng cất chân không cũng được sử dụng phổ biến. Trong kỹ thuật này, người ta thường sử dụng benzophenon và natri để tách không khí và hơi ẩm trong toluen
Ứng dụng
Toluen chủ yếu được dùng làm dung môi hòa tan nhiều loại vật liệu như sơn, các loại nhựa tạo màng cho sơn, mực in, chất hóa học, cao su, mực in, chất kết dính,…
Trong ngành hóa sinh, người ta dùng toluen để tách hemoglobin từ tế bào hồng cầu. Toluen nổi tiếng còn vì từ nó có thể điều chế TNT:
C7H8 + 3HNO3 -> C7H5(NO2)3 + 3H2O